Trang Chủ
»Tài Chính - Ngân Hàng
»Tài chính doanh nghiệp
16
lượt xem8
download
Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Hoàn thiện luật bằng các chuẩn mực báo cáo tài chính là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sai phạm báo cáo tài chính được thực hiện nhằm minh họa thông qua đạo luật Sabanes-Oxley (2002) cho thấy, trước khi các chuẩn mực được ban hành, hệ thống luật pháp chặt chẽ thì những doanh nghiệp, tập đoàn hay ngân hàng gian lận bằng hình thức chỉnh sửa số liệu trên sổ sách.
Chủ đề:
- Báo cáo tài chính
- Chuẩn mực báo cáo tài chính
- Kinh tế tài chính
- Ngăn chặn sai phạm báo cáo tài chính
- Đạo luật Sabanes-Oxley
Bình luận(0)Đăng nhập để gửi bình luận!
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI HOÀN THIỆN LUẬT CÁC CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ GIẢI PHÁP HỮU HIỆU NGĂN CHẶN SAI PHẠM BÁO CÁO TÀI CHÍNH (*) CN. (**) TÓM TẮT Sai phạm báo cáo tài chính luôn là một trong những vấn đề nóng trong nền kinh tế tài chínhtoàn cầu. Không riêng gì ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới việc sai phạm này vẫn thường xuyênxảy ra. Trên cơ sở thực tiễn ở nước ta, hệ thống ngân hàng với những hoạt động phức tạp và mộtmôi trường pháp lý chưa thực sự chặt chẽ vẫn còn đó những kẻ hở cho những sai phạm tài chínhliên quan đến “điều phối lợi nhuận”. Việc chỉ hoàn thiện luật pháp đơn thuần không thể ngăn chặncác sai phạm mà còn làm nó trở nên nguy hiểm hơn. Vì vậy, ngoài việc Nhà nước cần ban hành cácchuẩn mực, hoàn thiện luật pháp thì việc rèn luyện đạo đức mỗi cá nhân, đặc biệt là những nhàquản lý là một yếu tố tiên quyết góp phần hạn chế những sai phạm báo cáo tài chính trong cả nềnkinh tế. Bài viết được thực hiện nhằm minh họa thông qua đạo luật Sabanes-Oxley (2002) cho thấy,trước khi các chuẩn mực được ban hành, hệ thống luật pháp chặt chẽ thì những doanh nghiệp, tậpđoàn hay ngân hàng gian lận bằng hình thức chỉnh sửa số liệu trên sổ sách. Sau khi luật pháp vàcác chuẩn mực báo cáo tài chính hoàn thiện hơn, các đạo luật được ban hành, việc gian lận sẽđược thực hiện tinh vi hơn thông qua hình thức “điều phối lợi nhuận” và từ đó làm hủy hoại giá trịthật của công ty. Từ khóa: Báo cáo tài chính, gian lận, điều phối lợi nhuận. SUMMARY The financial reporting fault is always one of the hot issues in the global financial economy. Notonly in Vietnam, but even in the world this fault still occurs frequently. Based on the practice of ourcountry, the banking system with complex activities and a really unclosed legal environment hasstill made gaps for the financial faults related to “the profit co-ordination”. The accomplishment inthe field of laws merely cannot prevent the faults but also makes it more dangerous. So, besides thatthe State should issue standards and laws accomplishment, each individual’s ethical training,especially managers, is a prerequisite to contribute to limit the financial reporting fault in thewhole economy. The paper, made to illustrate through Sabanes-Oxley Act (2002), showed thatbefore the standards were issued with the closely legal system, businesses, corporations or bankscheated in the form of the revision of official figures in the books. After the legal and financialreporting standards are more complete and the laws have been enacted, the fraudulence will bemade more sophisticated in the form of “the profit co-ordination” and that spoils the real value ofthe company. Key words: Financial statements, fraudulence, the profit co-ordination.1. Đặt vấn đề Thế kỷ XXI mở ra kỷ nguyên phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật, kỷ nguyên của gianlận báo cáo tài chính. Sự sụp đổ của những công ty hàng đầu trên thế giới như Enron, WorldCom,Tyco, Adelphia, Olympus,General Motors, Conseco, Chrysler, Thornburg Mortgage, Pacific Gasand Electric, và Texaco đã để lại một vết nhơ trong quản trị doanh nghiệp, chất lượng của các báocáo tài chính và uy tín của chức năng kiểm toán. “Gian lận” được định nghĩa trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, có thể định nghĩađây là hành động có chủ ý nhằm tước đoạt tài sản của người khác, trái với pháp luật hoặc cố ý khai (*) Giảng viên Trường ĐH KTCN Long An. (**) Agribank Chi nhánh Long An. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 44
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIgian, che giấu thông tin để lừa dối hoặc gây ra nhầm lẫn. Nhìn chung, gian lận tài chính có thể chialàm 2 loại: Biển thủ tài sản và sai lệch báo cáo tài chính. Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lậnMỹ (ACFE), gian lận báo cáo tài chính là hành động cố ý tạo ra các sai sót nghiêm trọng hoặc cố ýbỏ sót các sự kiện thực tế hoặc dữ liệu kế toán trên các báo cáo tài chính, gây ra sự nhầm lẫn chongười đọc. Các thủ thuật kế toán mà nhà quản lý sử dụng để làm sai lệch tình hình tài chính và kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép áp dụng nhiều phương pháp kế toán, nhiều nghiệp vụmang tính đánh giá chủ quan của nhà quản lý. Các mánh khóe gian lận cũng không dễ bị phát hiệnvì đó là gian lận các con số và không có sự mất mát tài sản hữu hình. Thậm chí, trong nhiều trườnghợp, khó có thể đánh giá cách hạch toán đó là đúng hay sai. Những năm vừa qua, một số doanh nghiệp đã từng gian lận sổ sách kế toán để phóng đại doanhthu và thu nhập, thổi phồng giá trị tài sản thật của công ty hoặc vẫn báo lợi nhuận trong khi công tyđang làm ăn thua lỗ như: Lehman Brothers, Enron và WorldCom. Những công ty này đã "xào sáosổ sách" làm ra vẻ họ có lợi nhuận mỗi quý nhưng thực tế họ đã ngập sâu trong nợ nần. Healy&Wahlen (1999, p368) định nghĩa rằng: “Điều phối lợi nhuận” xảy ra khi các nhà quản lý điềuchỉnh trên báo cáo tài chính, trong cơ cấu giao dịch từ đó làm thay đổi báo cáo tài chính để có thểđánh lừa một số bên liên quan (những người sử dụng báo cáo tài chính) về các hoạt động kinh tế cơbản của công ty hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả về số liệu kế toán báo cáo". Năm 2001, vụ gian lận kế toán quy mô lớn đã hủy hoại một trong những tập đoàn lớn nhất nướcMỹ là Enron. Cùng với các vụ sụp đổ của 1 loạt các công ty lớn như WorldCom, PeregrineSystems, Global Crossing, Adelphia, vụ bê bối của Enron đã đánh động nhà chức trách ban hànhĐạo luật Sarbanes-Oxley Act vào ngày 30-7-2002 (hay còn gọi là Sarbox, SOX) nhằm tăng cườngtính chính xác báo cáo tài chính của các công ty đại chúng cũng như hoạt động của các công tykiểm toán. Mục tiêu chính của Đạo luật nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư bằng cách buộc cáccông ty đại chúng phải đảm bảo sự minh bạch hơn của các báo cáo tài chính, các thông tin tài chínhkhi công bố.Tuy nhiên, sau sự ra đời của các công ty luật đã được chuyển đổi từ quản lý các khoảntrích trước để thao túng các hoạt động thực sự của họ (Cohen & cộng sự, 2008). Bởi vì thao túngcác hoạt động thực tế thường được coi là nguy hại hơn và nó cũng cho thấy đạo luật là phản tácdụng.2. Ảnh hưởng của Đạo luật Sarbanes – Oxley Ảnh hưởng của đạo luật tới hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp: Sau khi được banhành, đạo luật Sarbanes – Oxley đã giải quyết được phần nào các vấn đề về niềm tin và gian lận báocáo tài chính thông qua các cải cách lớn của các công ty đại chúng. Tuy nhiên, cũng từ đây một ảnhhưởng không nhỏ của đạo luật đã thực sự diễn ra và gây tổn thất lớn ít nhất là trong 2 năm từ 2002đến 2004, điển hình là kéo theo sự sụp đổ tiếp theo của một số công ty lớn. Ảnh hưởng của Sarbanes – Oxley đối với hệ thống thông tin: Đạo luật buộc các doanh nghiệptuân thủ một số chuẩn mực nhất định về hệ thống thông tin. Nếu như có bất cứ sai lầm nào thì đạoluật Sarbox dễ dàng trở thành một “con đĩa hút máu doanh nghiệp” và nó sẽ gây ra ảnh hưởng lớnđến sự thành công của doanh nghiệp. Như vậy, việc hoàn thiện luật lệ và các chuẩn mực báo cáo tài chính là một trong những giảipháp ngăn chặn các sai phạm trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên muốn ngăn chặn sai phạm trongbáo cáo tài chính một cách hiệu quả thì cần có một cơ chế quản trị p. Để hiểu rõ hơn, chúngta sẽ nghiên cứu mức độ gian lận trước và sau khi đạo luật SOX ra đời.3. Thực tiễn việc điều phối lợi nhuận trước & sau khi Đạo luật Sarbanes – Oxley ra đời3.1.Trước khi Đạo luật Sarbanes – Oxley ra đời TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 45
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Michael de Guzman (Kỹ sư địa chất người Canada) được cho là thủ phạm gây ra sự sụp đổ củacông ty Bre-X nổi tiếng. Ông đã tiếp tay cho vụ gian lận khai thác mỏ lớn nhất trong lịch sử hiệnđại bằng cách làm giả các mẫu để khiến mọi người tin rằng Bre-X đã tìm được một mỏ vàng khổnglồ. Richard Whitney vốn là chủ tịch của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) từ năm 1930đến 1935. Ngày 24 tháng 10 năm 1929 (Thứ năm đen tối), với tư cách người được ủy thác của mộtnhóm các nhân viên ngân hàng, ông đã mua cổ phần nhiều công ty, tạo ra một sự chuyển biến đángkể trên thị trường chứng khoán. Sau khi kiểm toán phát hiện ra vụ việc, Ủy ban Chứng khoán Mỹ(SEC) đã đặt giới hạn trần cho số nợ của một công ty và tách biệt tài khoản của khách hàng khỏi cáctài sản của công ty môi giới. Ivan Boesky bắt đầu sự nghiệp phân tích chứng khoán ở phố Wall vào năm 1966. Năm 1975,ông thành lập công ty Arbitrage của riêng mình, Boesky tìm kiếm các công ty là mục tiêu của cácvụ thôn tính. Sau vụ việc của Boesky, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Giao dịch nội gián năm1988” với mục đích tăng mức xử phạt đối với giao dịch nội gián và trao thưởng tiền mặt cho nhữngai chỉ điểm và cho phép cá nhân khởi kiện khi bị thiệt hại bởi các hành vi giao dịch nội gián. Bernard “Bernie” Ebbers (Kẻ gian lận báo cáo tài chính) l CEO của công ty viễn thông đườngdài WorldCom. Trong chưa đầy hai thập kỷ, ông đã đưa công ty lên vị trí thống trị trong ngành viễnthông, tuy nhiên họ nộp đơn phá sản vào ngày 21/7/2002 vì nợ nần và gian lận kế toán. Vụ phá sản của WorldCom với số tài sản 110 tỷ đô, lớn gấp đôi kỷ lục của Enron năm 2001.Lãnh đạo cao nhất của WorldCom đã có những động cơ tài chính cá nhân để gian lận trên báo cáotài chính nhằm“thổi phồng” tình hình tài chính của công ty. Theo Tiến sĩ Donald R. Cressey (OtherPeople’s Money, 1973), gian lận tài chính WorldCom bao gồm 3 yếu tố: Động cơ (Áp lực); Cơ hộivà Thái độ (Hợp lý hóa). Ba yếu tố này có vai trò như nhau và nếu chúng xảy ra vào cùng một thờiđiểm thì gian lận trên báo cáo tài chính có nguy cơ xảy ra cao nhất và 3 yếu tố này được gọi là tamgiác gian lận (Fraud triangle). - Công ty không có kế hoạch chiến lược thực tế; - Năm 1988, cổ phiếu bắt đầu mất giá; - Hội đồng kiểm toán thiếu minh bạch; - Áp lực từ ngân hàng; - Văn hóa doanh nghiệp thiếu tính bền vững; - Áp lực từ sự gia tăng quy mô công ty một Động Cơ - Quản trị rời rạc. cách nhanh chóng. cơ hội Thái độ - Ebbers đã xây dựng hệ thống giám đốc thân cận tại công ty; - Ebbers sở hữu những khoản chi tiêu tài chính Hình 1. Tam giác gian lận tại WorldCom (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)3.2. Sau khi Đạo luật Sarbanes – Oxley ra đời Năm 2008, Lehman Brothers, một trong năm ngân hàng đầu tư lớn nhất phố Wall đã đệ đơn xinphá sản. Đây là vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ và là một trong những yếu tố chính góp phần vào cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu trong những năm cuối thập niên 2000. Một trong những phát hiệnquan trọng nhất là việc Lehman đã sử dụng những“Xảo thuật kế toán” có tên gọi trong nội bộ của TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 46
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIngân hàng là Repo 105 và Repo 108 để tạm thời che dấu hệ số nợ quá cao cuối mỗi quý kể từ năm2001 cho đến thời điểm phá sản. Lehman đã lợi dụng “kẽ hở” trong quy định chuẩn mực kế toán số140 (SFAS 140) để thực hiện hành vi gian lận kế toán nhằm giảm bớt hệ số nợ của mình, trongtrường hợp thoả mãn một số tiêu thức nhất định“giao dịch bán tái” được ghi nhận như một khoảndoanh thu. Các minh hoạ dưới đây, được trích từ bảng báo cáo điều tra của Valukas, Chủ tịch Công ty luậtJenner & Block, đồng thời là Thanh tra do toà án chỉ định sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn làm thế nàoRepo 105 có thể giúp Lehman giảm được hệ số nợ. Bảng 1. Bảng cân đối kế toán của Lehman Brother trước khi thực hiện Repo 105 Tài Sản (Triệu USD) Nguồn vốn (Triệu USD) Tiền 7.500 Vay ngắn hạn 200.000 Công cụ tài chính 350.000 Vay ngắn hạn ký quỹ 325.000 Hợp đồng ký quỹ 350.000 Vay dài hạn 150.000 Phải thu 20.000 Phải trả 98.000 Tài sản khác 72.500 Vốn chủ sở hữu (Vốn CSH) 27.000 Tổng cộng 800.000 Tổng cộng 800.000 Hệ số đòn bẩy tài chính gộp 30 Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu Hệ số đòn bẩy tài chính thuần 17 (Tổng tài sản – Hợp đồng ký quỹ)/ Vốn CSH Bảng 2. Bảng cân đối kế toán của Lehman Brother sau khi thực hiện Repo 105 Tài Sản (Triệu USD) Nguồn vốn (Triệu USD) Tiền 7.500 Vay ngắn hạn 200.000 Công cụ tài chính 300.000 Vay ngắn hạn ký quỹ 275.000 Hợp đồng ký quỹ 350.000 Vay dài hạn 150.000 Phải thu 20.000 Phải trả 98.000 Tài sản khác 72.500 Vốn chủ sở hữu (Vốn CSH) 27.000 Tổng cộng 750.000 Tổng cộng 750.000 Hệ số đòn bẩy tài chính gộp 28 Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu Hệ số đòn bẩy tài chính thuần 15 (Tổng tài sản – Hợp đồng ký quỹ)/ Vốn CSH Bảng 3. Bảng cân đối kế toán của Lehman Brother sau khi thực hiện dùng tiền thu được từ Repo 105 thanh toán vay ngắn hạn ký quỹ. Tài Sản (Triệu USD) Nguồn vốn (Triệu USD) Tiền 57.500 Vay ngắn hạn 200.000 Công cụ tài chính 300.000 Vay ngắn hạn ký quỹ 325.000 Hợp đồng ký quỹ 350.000 Vay dài hạn 150.000 Phải thu 20.000 Phải trả 98.000 Tài sản khác 72.500 Vốn chủ sở hữu (Vốn CSH) 27.000 Tổng cộng 800.000 Tổng cộng 800.000 Hệ số đòn bẩy tài chính gộp 30 Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu Hệ số đòn bẩy tài chính thuần 17 (Tổng tài sản – Hợp đồng ký quỹ)/ Vốn CSH TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 47
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Bảng 4. Bảng số liệu sử dụng và tác động của Repo 105 của Lehman Brothers. Hệ số đòn bẩy tài chính thuần Thời gian Repo 105 (Tỷ USD) Không sử dụng Sử dụng Repo 105 Chênh lệch Repo 105 Quý 4/ 2007 38.6 16.1 17.8 1.7 Quý 1/ 2008 49.1 15.4 17.3 1.9 Quý 2/ 2008 50.38 12.1 13.9 1.8 Nguồn: Báo cáo điều tra từ Anton R, Valukas Năm 2012, tại Anh. “Quả bom” LIBOR, là cụm từ báo chí dùng để nói về vụ tai tiếng tài chínhđang bao phủ lên hàng chục tập đoàn ngân hàng thế giới. Gian lận trong việc“niêm yết lãi suất” cólợi cho các ngân hàng nhưng gây nhiều thiệt hại cho hàng triệu người phải đi vay tín dụng (Taitiếng về gian lận lãi suất liên ngân hàng LIBOR, 2012). Những năm gần đây, nước Nhật xảy ra hàng loạt các vụ gian lận kế toán như Olympus, Kanebohay gần đây nhất là vụ ban điều hành Toshiba đã thổi phồng lợi nhuận ảo lên đến 1,2 tỷ USD.Nhiều chuyên gia nhận định một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những scandals này là dosự yếu kém trong cơ chế quản trị của các công ty Nhật Bản nơi mà văn hoá “làm việc suốt đời” luônđược coi trọng. Với văn hoá này, những thành viên ban điều hành có thể yên tâm với sự an toàntrong công việc của mình cho dù hiệu quả hoạt động là yếu kém, là nguyên nhân dẫn tới nhữnghành vi gian lận kế toán sau này (Olympus dính bê bối gian lận tài chính, 2011). Và gần đây nhất, hãng xe hơi khổng lồ Đức có thể phải nộp phạt 18 tỷ USD tại Mỹ vì dùngphần mềm gian lận để vượt qua bài kiểm tra khí thải (Xe Volkswagen có thể gian lận mức khí thải,2015). Trong giai đoạn trì trệ của nền kinh tế, hàng loạt các gian lận kế toán được phanh phui, cho thấykhi doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, công chúng sẽ chú ý nhiều hơn đến tính minh bạch của cácthông tin trên báo cáo tài chính. Tại Việt Nam, giai đoạn bùng nổ kinh tế những năm 2005 – 2007không có bất kỳ gian lận kế toán nào nhưng từ năm 2008 trở đi, khi khủng hoảng tài chính thế giớinổ ra, hàng loạt các vấn đề trong công bố thông tin kế toán, sử dụng những thủ thuật kế toán để làmđẹp báo cáo tài chính, hay sự chênh lệch giữa số liệu báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán là rấtlớn trên thị trường Việt Nam, cụ thể: • Sự kiện chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) bị bắt, ta có thể quan sát thấy nhiều công ty đại chúng tại Việt Nam vẫn có thiên hướng hoạt động phụ thuộc hay gia đình kiểm soát. Mặc dù có sự tham gia của nhiều cổ đông nước ngoài, cổ đông tổ chức nhưng dường như mức độ kiểm soát và quản trị công ty còn hạn chế. • Từ năm 2005 đến ngày được khởi tố, các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ở Vinashin, nhưng do sự chủ quan nên lãnh đạo Tập đoàn đã không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn cố tình che dấu sai phạm. Nhiều cán bộ quản lý vì lợi ích của mình họ không ngại tham ô, tham nhũng, che dấu thông tin nhưng không được phát hiện và xử lý (Vụ án tại tập đoàn kinh tế Vinashin - bài học trong công tác quản lý, 2012). Như vậy, qua những ví dụ trên ta có thể thấy rằng khi luật lệ càng khắt khe hơn, và vì lợi ích cánhân của mình các công ty có xu hướng chuyển từ gian lận trên sổ sách sang “điều phối lợi nhuận”ngày càng tinh vi, khó lường, từ đó hủy hoại giá trị thật của công ty.4. Nghiên cứu mở rộng: Điều phối lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng4.1. Thực tiễn điều phối lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 48
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Vẫn còn rất nhiều những vụ gian lận tương tự không thể kể hết mà tất cả đều diễn ra sau khiĐạo luật nổi tiếng SOX ra đời. Điều này chứng tỏ rằng khi chúng ta ban hành các luật lệ để ngănchặn sai phạm, các công ty lại càng sai phạm nhiều hơn. Họ không còn đơn thuần chỉ là gian dốiđơn giản trên sổ sách nữa mà chuyển sang điều phối lợi nhuận. Có lẽ việc ngăn chặn những hành visai phạm báo cáo tài chính không đơn thuần chỉ nằm ở những nhà làm luật. Đạo đức cũng như tưduy của mỗi nhà quản lý mới thực sự là điều quan trọng trong việc quyết định liệu họ có sai phạmhay không (Kim, 2012). Khi bản thân những nhà quản lý đã quyết tâm từ bỏ đạo đức nghề nghiệpđể đạt được mục tiêu lợi nhuận, họ sẵn sàng gian lận báo cáo tài chính. Thậm chí việc luật phápkhắt khe hơn cũng chỉ khiến họ suy nghĩ ra những phương pháp tinh vi hơn để gian lận như điềuphối lợi nhuận, qua đó hủy hoại đi chính công ty của họ. Không phải ngẫu nhiên mà Cohen & cộngsự (2008) đưa ra các bằng chứng thực nghiệm chứng minh điều đó mà trên thực tế sự sụp đổ củacác tập đoàn lớn đã chứng minh điều này. Vậy, trong một tổ chức có hoạt động và nghiệp vụ phứctạp như các ngân hàng nước ta cũng như trên thế giới hiện nay liệu có xảy ra những tình trạng nhưtrên? Câu trả lời chắc chắn là có. Trên thế giới, ta không thể không nhắc đến trường hợp phá sảncủa một trong những ngân hàng hàng đầu nước Mỹ là Lehman Brothers. Ngân hàng này có lẽ chođến trước khi phá sản người ta cũng chưa biết được sự sai phạm của nó. Nghiên cứu của Kiều Oanh(2008) cho biết “Lehman Brothers đã vay vốn quá nhiều để đầu tư vào các loại tài sản có chất lượngđáng ngờ”. Hàng loạt vụ đầu tư như vậy đều đem đến sự thua lỗ. Ngân hàng này che giấu trên báocáo tài chính quá giỏi và chỉ đến khi nó sụp đổ người ta mới phát hiện ra. Bên cạnh Lehman Brothers, còn nhiều cái tên trong giới tài chính khác cũng đã sụp đổ nhưNgân hàng Northern Rock ở Anh hay công ty môi giới chứng khoán MF Global ở Mỹ. Thực tiễn Việt Nam hiện nay, hệ thống luật pháp vẫn còn nhiều kẽ hở và với những hoạt độngvà giao dịch nghiệp vụ phức tạp của mình, các ngân hàng chúng ta cũng hoàn toàn có thể có nhữnggian lận vô cùng tinh vi. Hàng loạt các vụ bê bối đã được phanh phui có thể kể đến như NguyênChủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - Phạm Công Danh bị bắt vì gây thấtthoát hàng t đồng; Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Agribank - Đỗ Tất Ngọc bị bắtvì làm thất thoát 90 t đồng; Nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Côngthương Việt Nam, Vietinbank chi nhánh TP HCM là bà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn4911 tỷ đồng... Vẫn còn rất rất nhiều trường hợp mà trong phạm vi bài viết không thể liệt kê hếtnhưng cũng cho thấy được hệ thống luật pháp nước ta hiện nay còn rất nhiều lỏng lẻo. Nếu so sánhmôi trường pháp lý hiện nay so với trước kia rõ ràng chúng ta đã hoàn thiện sự chặt chẽ rất nhiềunhưng để ngăn chặn được hết những sai phạm trong một ngành nghề đặc thù như ngành ngân hànglà rất khó khăn.4.2. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống ngân hàng hiện nay Qua những phân tích và các bằng chứng thực nghiệm ở trên, ta thấy được môi trường pháp lýtrong hệ thống ngân hàng nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót. Mặc dù đã hoàn thiện hơn từng ngày,những sai phạm của các lãnh đạo ngân hàng vẫn còn rất nhiều và ngày càng nguy hiểm hơn. Đó lànhững sai phạm liên quan đến điều phối lợi nhuận và từ đó đẩy ngân hàng đến bờ vực hủy hoại giátrị. Nếu không có Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ phía sau thì có lẽ Việt Nam ta không thiếu nhữngtrường hợp tương tự như Lehman Brothers của nước Mỹ. Trong tương lai khi mà chúng ta ngàycàng hội nhập quốc tế và cộng đồng ASEAN dần hình thành, chắc chắn hệ thống luật pháp và chuẩnmực tài chính của ta sẽ càng ngày được nâng cao nhằm hạn chế những sai phạm trong báo cáo tàichính không chỉ riêng ngành ngân hàng mà còn cả nền kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn làcần phải rèn luyện đạo đức cho mỗi cá nhân những nhà quản lý vì cho dù luật pháp có chặt chẽ tới TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 49
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIđâu đi nữa thì con người vẫn sẽ tìm ra cách để gian lận nếu không nghĩ đến đạo đức nghề nghiệp.Với nhận định như trên, nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống ngânhàng như sau: • Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản pháp luật theo chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro, hạn chế những sai phạm trong báo cáo tài chính liên quan đến chỉnh sửa số liệu cũng như điều phối lợi nhuận; • Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc ngân hàng gắn với xử lý sở hữu chéo; • Nâng cao văn hóa quản trị rủi ro và năng lực giám sát ngân hàng; • Rèn luyện đạo đức cho cả các cấp quản lý cũng như đội ngũ nhân viên ngân hàng.5. Kết luận và khuyến nghị chính sách Như vậy, qua những minh chứng trên đã cho ta thấy được rằng ngay từ những ngày đầu tiên củaphố Wall đến nay, đã có những kẻ tội phạm ngụy tạo vẻ ngoài trung thực cho những ý đồ trục lợixấu xa của mình bằng nhiều cách khác nhau. Ivan Boesky, Michael Milken, Bernard EbbersRichard Whitney, và Kenneth Lay chính là những trường hợp cụ thể. Khi Đạo luật Sarbanes-Oxleynăm 2002 ra đời đã cho thấy khi luật pháp trở nên cứng rắn hơn với các gian lận kế toán, việc điềuphối lợi nhuận không những không giảm đi mà còn trở nên nguy hiểm hơn, tinh vi hơn và thậm chílà không thể phát hiện: “Các công ty có xu hướng chuyển từ việc gian dối trên sổ sách sang điềuphối lợi nhuận thông qua thay đổi hoạt động và từ đó hủy hoại giá trị thật của công ty”. Họ bấtchấp quy định, luôn cố gắng tìm cách lách luật hoặc đơn giản là coi thường luật pháp vì một mụcđích thỏa mãn lòng tham bằng mọi giá. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã và đang áp dụngcơ chế quản trị hiện đại với mô hình “Ba tuyến phỏng thủ” (Three Lines of Defense) giúp doanhnghiệp giảm thiểu rủi ro nhằm đạt được mục tiêu chiến lược. • Tuyến phòng thủ thứ nhất là hệ thống kiểm soát quản lý do ban điều hành thiết lập trong từng hoạt động của doanh nghiệp nhằm trợ giúp cho ban điều hành kiểm soát doanh nghiệp đi đúng hướng; • Tuyến phòng thủ thứ hai nhắm đến vai trò quản trị rủi ro và thanh tra chuyên trách; • Và cuối cùng, kiểm toán nội bộ đóng vai trò giám sát hoạt động của toàn hệ thống nhằm đưa ra những khiếm khuyết và khuyến nghị sửa chữa đối với hệ thống từ đó giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. Thêm vào đó, bên cạnh các quy định của pháp luật còn cần thêm một công cụ là định hướng đểcác chuyên viên tài chính nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp sẽgiúp các doanh nghiệp, các nhà tài chính tự nguyện tuân thủ pháp luật, phải làm sao để đạo đứcnghề nghiệp trở thành “thiện ý” tuân thủ pháp luật. Từ “thiện ý” ở đây không được hiểu một cáchđơn giản mà là phải để đạo đức nghề nghiệp gắn liền với lòng tự tôn, tự trọng của các chuyên gia tàichính. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ làm cho họ không chỉ bị chế tài về tài chính, phải đốimặt với các án phạt mà còn mất đi sự tôn trọng, danh dự và uy tính trong lĩnh vực họ hoạt động. Cónhư vậy, pháp luật mới được tự nguyện thực thi và nhiều khi các khe hở của pháp luật cũng khôngbị lợi dụng để trục lợi. Tài liệu tham khảoTiếng Việt [1]. Bảo Trúc (2012), Những vụ án kinh tế chấn động. [2]. Phan Lê Thành Long (2010), Gian lận kế toán trong vụ phá sản của Lehman Brothers. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 50
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI [3]. Saga.vn (2014), 4 tay đại bịp trong lịch sử phố Wall. [4]. State audit office of VietNam (2012), Nhìn lại 10 năm thực hiện Đạo luật căn bản của nghềkế toán, kiểm toán Mỹ.Tiếng Anh [5]. AY Zang (2011), Evidence on the trade-off between real activities manipulation andaccrual-based earnings management, The Accounting Review. [6]. Bergstresser, D., and T. Philippon (2006), CEO incentives and earnings management,Journal of Financial Economics. [7]. Bodnar, G. M., Hayt, G. S., & Marston, R. C (1998), 1998 Wharton survey of financial riskmanagement by US non-financial firms, Financial management, 70-91. [8]. Brown, L. D (2001), A temporal analysis of earnings surprises: Profits versus losses,Journal of Accounting Research. [9]. C Xian, H Chen… (2011), Investment, Earnings Management and Equity-basedCompensation, Journal Of Accounting. [10]. DA Cohen, ADey, TZ Lys (2008), Accrual-Based Earnings Management in the Pre-andPost-Sarbanes-Oxley Periods, The accounting review. [11]. LH Amer, N Abdelkarim (2011), Corporate Governance and Earnings Management:Empirical Evidence from Palestinian Listed Companies. [12]. MDBeneish (2001), Earnings management: A perspective, Managerial Finance. [13]. R Kassem (2012), Earnings Management and Financial Reporting Fraud: Can ExternalAuditors Spot the Difference?, American Journal of Business and management. [14]. Y Kim, MS Park, B Wier (2012), Is earnings quality associated with corporate socialresponsibility?, The Accounting Review. : 21/02/2017 : 27/10/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
- Hoàn thiện luật bằng các chuẩn mực báo cáo tài chính là giải pháp hữu hiệu ngăn hặn sai phạm báo cáo tài chính8 p | 35| 4
THÔNG TIN
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn